THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐỐI VỚI VIỆC THU HỒI ĐẤT

bởi Apra Law

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện sở hữu đất và trao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp đặc biệt, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất. Tuy nhiên, việc thu hồi đất có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, không ít trường hợp thu hồi đất không đúng quy định pháp luật khiến người dân không khỏi bất bình. Theo quy định của pháp luật, khi không đồng ý với quyết định thu hồi đất, người dân có thể khiếu nại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Apra sẽ cung cấp đến quý độc giả thông tin, kiến thức pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013

Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

Quyền khiếu nại về thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013

Khiếu nại về việc thu hồi đất là việc người có đất bị thu hồi đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định thu hồi, việc cưỡng chế thu hồi đất khi có căn cứ cho rằng quyết định thu hồi đất đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khiếu nại về thu hồi đất được quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013, theo đó, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai được thực hiện theo quy định tại Luật Khiếu nại 2011.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai khi bị thu hồi đất

Căn cứ Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, mỗi cấp sẽ có thẩm quyền thu hồi đất trong từng trường hợp cụ thể. Do vậy, cần xem xét trường hợp của người dân thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp nào để gửi khiếu nại tới đúng cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các quyết định: thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. Người khiếu nại gửi khiếu nại lần đầu lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu giải quyết.

Đối với các quyết định: thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người có khiếu nại gửi đơn khiếu nại lần đầu tới Uỷ ban nhân dân cấp huyện yêu cầu giải quyết.

Tổng thời gian để cơ quan có thẩm quyền thụ lý và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất là 40 ngày, với những vụ việc phức tạp hơn thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

Trường hợp khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời gian quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Khi có quyết định thu hồi đất, nhưng người dân không chấp hành và kéo dài thời gian thực hiện quyết định hành chính, dẫn tới việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất, thì người dân có thể khiếu nại về việc cưỡng chế thu hồi đất đó. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 71 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế sẽ thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Việc giải quyết sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Ví dụ: Ông A năm nay 78 tuổi có 100m2 đất ở tại xã X huyện Y tỉnh Z, đã được cấp sổ đỏ và sử dụng đất ổn định, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất. Nay, Uỷ ban nhân dân huyện Y ra quyết định thu hồi đất đối với diện tích đất mà ông A đang sinh sống. Ông A nay không còn nơi sinh sống nào khác, cho rằng quyết định của Uỷ ban nhân dân ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình, ông A lúc này sẽ có quyền gửi khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp uỷ ban nhân dân huyện giải quyết không thoả đáng hoặc không giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định, ông A có thể khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân tỉn Z yêu cầu giải quyết.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi bị thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ : Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

1 bình luận

Jeromelenda 21/03/2025 - 11:39 chiều

dang nh?p alo789: dang nh?p alo789 – alo 789

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885