PHÁP LUẬT VỀ LẬP VI BẰNG ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN

bởi Apra Law

Thực tiễn cho thấy, Thừa phát lại và các lĩnh vực hoạt động của Thừa phát lại hiện đang thể hiện một vị trí quan trọng trên nhiều phương diện hoạt động của các ngành luật như: Luật Dân sự, Luật Thương mại… Một trong những hoạt động của Thừa phát lại là lập vi bằng, đặc biệt là lập vi bằng đối với bất động sản đang ngày càng thể hiện những hiệu quả tích cực đến các hoạt động của người dân, cũng như làm các căn cứ xét xử của Tòa án khi giải quyết các vụ án tranh chấp. 

Vi bằng và lập vi bằng là gì?

Theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa pháp lại, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Vi bằng và lập vi bằng gắn liền với hoạt động của Thừa phát lại. Lập vi bằng có thể hiểu là việc Thừa phát lại mô tả lại chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại được nghe thấy, nhìn thấy, được chứng kiến trực tiếp một cách khách quan, trung thực.

Lập vi bằng đối với bất động sản 

Thông thường có hai loại vi bằng đối với các sự kiện, hành vi liên quan đến bất động sản, cụ thể:

Một là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi liên quan đến bất động sản như ghi nhận việc giao nhận tiền khi mua bán tài sản, ghi nhận việc đặt cọc để chuyển nhượng bất động sản, ghi nhận quá trình thực hiện các cam kết, nội dung trong giao dịch bất động sản… 

Hai là vi bằng ghi nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê. Loại vi bằng này sẽ ghi nhận tình trạng nhà khi mua nhà; ghi nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm; ghi nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật.

Ngoài ra, Thừa phát lại cũng có thể tiến hành ghi nhận các giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức đối với phần bất động sản theo yêu cầu của họ mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; ghi nhận tình trạng thiệt hại đối với phần bất động sản của cá nhân, tổ chức mà do người khác gây ra; ghi nhận các sự kiện pháp lý khác của bất động sản theo quy định của pháp luật và một số trường hợp khác theo định hướng của Bộ Tư pháp. 

Giá trị pháp lý của vi bằng đối với bất động sản

Bản chất của vi bằng là ghi nhận sự kiện, hành vi. Có nghĩa là, vi bằng sẽ làm chứng cho việc một bên giao tiền, một bên giao giấy tờ, chứ vi bằng không có quyền làm chứng cho giao dịch mua bán hợp pháp giống như công chứng. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng chỉ có thể làm căn cứ để giải quyết tranh chấp về việc đòi đất, đòi tiền tại Tòa án mà thôi.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng đối với bất động sản 

Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng đối với bất động sản được quy định như sau: 

Hình thức của vi bằng phải là văn bản. Văn bản này phải do chính Thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng.

Nội dung lập vi bằng rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đối với bất kể loại vi bằng nào, kể cả vi bằng đối với bất động sản, vẫn phải đảm bảo những yêu cầu mà pháp luật quy định dưới đây::

Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

– Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

– Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

– Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

– Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi mà pháp luật yêu cầu.

Trên đây là bài viết tư vấn về “Pháp luật về lập vi bằng đối với bất động sản” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

2 bình luận

Phone Tracker Free 08/02/2024 - 8:05 chiều

When you have doubts about your children’s activities or the safety of their parents, you can hack their Android phones from your computer or mobile device to ensure their safety. No one can monitor around the clock, but there is professional spy software that can secretly monitor the activities of Android phones without making them aware.

Phản hồi
Track phone 11/02/2024 - 2:48 sáng

Monitor phone from anywhere and see what’s happening on target phone. You will be able to monitor and store call logs, messages, social activities , images , videos, whatsapp and more. Real-time monitoring of phones, No technical knowledge is required, no root is required. https://www.mycellspy.com/tutorials/

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885