TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

bởi Apra Law

Khi Việt Nam tham gia vào ngày càng nhiều các Hiệp định song phương, đa phương với các nước khác trên thế giới, nhu cầu đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam tăng cao kéo theo sự dịch chuyển nguồn vốn, nguồn lao động của các doanh nghiệp từ nước ngoài đến Việt Nam. Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là thủ tục bắt buộc, cần thiết đối với doanh nghiệp nước ngoài hay người nước ngoài có mong muốn thực hiện đầu tư, lưu trú và làm việc ổn định tại Việt Nam. 

Pháp luật cũng mở rộng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động xúc tiến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam được thuận lợi đối với những điều kiện quy định tại Bộ luật lao động 2019, nghị định 152/2020/NĐ-CP chi tiết về việc quản lý, cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Trong bài viết này, Luật Apra xin giới thiệu quy định pháp luật liên quan đến việc cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài trường hợp không cần xin giấy phép lao động.

Những trường hợp không cần xin cấp giấy phép lao động được quy định tại điều 154 Bộ luật lao động 2019 và Điều 7 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP như sau:

  1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
  4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài. 
  5. Được Bộ Ngoại giao cấp phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 
  6. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia;
  7. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
  9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
  10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam;
  11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
  13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  14. Được Bộ giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI (Nghị định 152/2020)
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng;
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
  • Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Tuy nhiên các trường hợp quy định tại khoản 4, 6, 8 điều 154 Bộ luật lao dộng và khoản 1, 2, 8, 11 điều 7 Nghị định 152/2020 thì không phải làm  thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước ít nhất 03 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam:

  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
  • Là Luật sự nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư;
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của Công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam 

Trên đây là bài viết về “Các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng thắc mắc hoặc có ý kiến về các vấn đề nêu trong bài viết và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

2 bình luận

Rastrear Teléfono Celular 08/02/2024 - 10:55 chiều

El software de monitoreo de teléfonos móviles CellSpy es una herramienta muy segura y completa, es la mejor opción para un monitoreo efectivo de teléfonos móviles. La aplicación puede monitorear varios tipos de mensajes, como SMS, correo electrónico y aplicaciones de chat de mensajería instantánea como Snapchat, Facebook, Viber y Skype. Puede ver todo el contenido del dispositivo de destino: ubicación GPS, fotos, videos e historial de navegación, entrada de teclado, etc.

Phản hồi
Rastrear Teléfono Celular 12/02/2024 - 5:04 sáng

Siempre que haya una red, puede grabar en tiempo real de forma remota, sin instalación de hardware especial.

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885