CHỦ THỂ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019

bởi Apra Law

CHỦ THỂ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019

Thương lượng tập thể là một nội dung quan trọng, quyết định việc cho ra đời thỏa ước lao động tập thể, liên quan xuyên suốt đến vấn đề tranh chấp và đình công. Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định khá cụ thể các vấn đề về khái niệm, nguyên tắc, nội dung, đại diện thương lượng tập thể. Nhìn chung, so với Bộ luật Lao động năm 2012, các quy định về thương lượng tập thể trong Bộ luật Lao động năm 2019 đã có nhiều điểm mới cơ bản, đặc biệt ở chủ thể thương lượng tập thể trong phạm vi doanh nghiệp, phạm vi có nhiều doanh nghiệp tham gia và phạm vi ngành. 

Thương lượng tập thể là gì?

Điều 65 Bộ luật Lao động năm 2019: “Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.”

Xuất phát từ việc thương lượng tập thể luôn bảo đảm và tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên trên tinh thần dân chủ và nhằm mục đích xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, khi thương lượng tập thể, các bên phải tuân theo các nguyên tắc: tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.

Chủ thể thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật Lao động

Chủ thể thương lượng tập thể là cá nhân, tổ chức có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, được quyền đại diện để thực hiện thương lượng, bàn bạc, thảo luận với bên kia nhằm bảo đảm tốt nhất quyền, trách nhiệm, lợi ích cho bên mình. Chủ thể thương lượng tập thể gồm hai bên: Bên đại diện người lao động và bên người sử dụng lao động. 

Thứ nhất, chủ thể thương lượng tập thể là bên đại diện người lao động.

Bên đại diện người lao động chính là tổ chức đại diện của người lao động theo quy định của pháp luật. Bộ luật Lao động năm 2019 ra đời đã có quan điểm mới về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Cụ thể : “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.”

Điều 68 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể và chi tiết về quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Đối với đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp, số lượng và thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận và quyết định. Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý. Tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng quyết định số lượng đại diện của mỗi tổ chức tham gia thương lượng.

Ngoài ra, đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định. Số lượng đại diện của mỗi tổ chức do các tổ chức đó thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì từng tổ chức xác định số lượng đại diện tham gia tương ứng theo số lượng thành viên của tổ chức mình trên tổng số thành viên của các tổ chức. Mỗi bên thương lượng tập thể có quyền mời tổ chức đại diện cấp trên của mình cử người tham gia là đại diện thương lượng và bên kia không được từ chối. Đại diện thương lượng tập thể của mỗi bên không được vượt quá số lượng quy định, trừ trường hợp được bên kia đồng ý.

Bên cạnh đó, nhằm tạo cơ sở để thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp ra đời và hoạt động đúng pháp luật, bảo đảm quyền tự do liên kết của người lao động, thúc đẩy thương lượng tập thể và kí kết thỏa ước lao động tập thể, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể về thương lượng tập thể ngành và thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia. Theo đó, chủ thể đại diện người lao động thương lượng tập thể trong các phạm vi nêu trên cũng có sự khác biệt. Đối với trường hợp thương lượng tập thể ngành thì đại diện thương lượng là tổ chức công đoàn ngành. Trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng là tổ chức đại diện người lao động ở các doanh nghiệp do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận trong Hội đồng thương lượng tập thể.  

Thứ hai, chủ thể thương lượn tập thể là bên đại diện người sử dụng lao động

Bên đại diện thương lượng tập thể của người sử dụng lao động có thể là người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Quy mô doanh nghiệp khác nhau sẽ ảnh hưởng tới chủ thể tham gia thương lượng tập thể. Trường hợp thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp thì đại diện thương lượng sẽ là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động. Chủ thể thương lượng tập thể ở quy mô doanh nghiệp bên người sử dụng lao động có thể là giám đốc doanh nghiệp, Ban giám đốc, hoặc người được ủy quyền theo điều lệ tổ chức doanh nghiệp, người có giấy ủy quyền của giám đốc doanh nghiệp, tùy thuộc vào số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên đã được xác định. Còn đối với trường hợp thương lượng tập thể ở phạm vi ngành thì đại diện thương lượng tập thể là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp ngành. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. 

Điều 72 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định: “Trường hợp thương lượng tập thể ngành thì đại diện thương lượng là tổ chức công đoàn ngành và tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp ngành quyết định. Trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận.”

Ngoài ra, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể được thông qua Hội đồng thương lượng tập thể trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận. Theo Điều 73 Bộ luật Lao động năm 2019, trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể. Số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên, ở mỗi phạm vi một hoặc nhiều doanh nghiệp, hoàn toàn do các bên thỏa thuận.

Trên đây là bài viết tư vấn về “Chủ thể thương lượng tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

2 bình luận

Suivre Téléphone 08/02/2024 - 9:07 chiều

Grâce au programme de surveillance parentale, les parents peuvent prêter attention aux activités de téléphonie mobile de leurs enfants et surveiller les messages WhatsApp plus facilement et plus facilement. Le logiciel d’application s’exécute silencieusement en arrière-plan de l’appareil cible, enregistrant des messages de conversation, des émoticônes, des fichiers multimédias, des photos et des vidéos. Il s’applique à tous les appareils fonctionnant sur les systèmes Android et iOS.

Phản hồi
Suivre le téléphone 11/02/2024 - 3:48 sáng

urveillez votre téléphone de n’importe où et voyez ce qui se passe sur le téléphone cible. Vous serez en mesure de surveiller et de stocker des journaux d’appels, des messages, des activités sociales, des images, des vidéos, WhatsApp et plus. Surveillance en temps réel des téléphones, aucune connaissance technique n’est requise, aucune racine n’est requise.

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885