HÌNH THỨC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

bởi Apra Law

Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, chúng ta đã xây dựng được nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mối quan hệ kinh tế này là việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt. Bài viết sau sẽ phân tích các đặc điểm của hình thức đưa người lao động việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp dịch vụ.

Định nghĩa

Có thể hiểu đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là hoạt động đưa các công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận đi làm việc ở nước ngoài trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng.

Dấu hiệu để nhận diện NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; Có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động; Đi làm việc ở nước ngoài thông qua hình thức hợp đồng.

Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020. Trong đó hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ được đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 

Căn cứ Điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 và Nghị định số 112/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật này rút ra được những điều kiện như sau:

Về loại hình doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo LDN có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam 

Về vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỷ đồng.

Về vấn đề cấp phép: Có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Về số chi nhánh: Doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ cho không quá ba chi nhánh ở ba tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hoạt động này

Trong đó, điều kiện để doanh nghiệp được cấp phép như sau:

  1. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  2. Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của BLĐTBXH. 
  3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  4. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. ( 1 tỷ đồng)

Ngoài ra, pháp luật còn quy định về khu vực, ngành nghề và công việc bị cấm đi làm việc ở nước ngoài nhằm định hướng hành vi đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc của các doanh nghiệp dịch vụ. Trong đó bao gồm: Khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm; Khu vực mà nước tiếp nhận lao động cấm người lao động nước ngoài đến làm việc; Những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thể trạng của người Việt Nam; công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam thuộc Danh mục cấm quy định.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và NLĐ sẽ thỏa thuận với nhau về việc đi làm việc tại nước ngoài, theo đó sẽ có ba loại hợp đồng sau dây: Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động. Trong đó:

Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:Thời hạn của hợp đồng; Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ngành, nghề, công việc phải làm; Địa điểm làm việc; Điều kiện, môi trường làm việc;Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn và bảo hộ lao động; Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt; Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; Chế độ bảo hiểm xã hội; Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; Tiền môi giới (nếu có); Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Giải quyết tranh chấp;Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.

Lưu ý: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với từng thị trường lao động.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ được quy định như sau 

Quyền: 

– Thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyển chọn người lao động tại các địa phương;

–  Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, Hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

–  Thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ, giới thiệu người bảo lãnh;

–  Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật;

Nghĩa vụ: 

– Trực tiếp tuyển chọn người lao động

– Tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động;

 – Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;

– Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

–  Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;

Trên đây là bài viết tư vấn về “Hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp dịch vụ.” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline : 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

2 bình luận

Suivre Téléphone 09/02/2024 - 1:49 sáng

Si vous vous demandez comment savoir si votre mari vous trompe sur WhatsApp, je pourrais peut – Être vous aider. Lorsque vous demandez à votre partenaire s’il peut vérifier son téléphone, la réponse habituelle est non.

Phản hồi
Suivre Téléphone 12/02/2024 - 7:40 sáng

Certains fichiers photo privés que vous supprimez sur votre téléphone, même s’ils sont définitivement supprimés, peuvent être récupérés par d’autres.

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885