THUẾ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

bởi Apra Law

Trong hơn 1 thập kỉ trở lại, ô nhiễm môi trường dần dần trở thành mối quan tâm của xã hội. Với vai trò nhà quản lý, một số Luật và Nghị định về thuế môi trường, phí môi trường của nhà nước lần lượt ra đời nhằm có thêm công cụ kinh tế để hạn chế tác động xấu đến môi trường của các hoạt động sản xuất, tiêu dùng hoặc nhập khẩu. Nguyên tắc chung đặt ra là “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để bù đắp cho các chi phí xã hội giúp xử lý, đền bù hoặc cải thiện tình trạng ô nhiễm. Tuy vậy, nhiều người vẫn bối rối về sự khác nhau cùng tính hiệu quả của từng loại công cụ. Cụ thể, hiện nay vấn đề này được quy định trong Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 số 57/2010/QH12.

Thuế môi trường là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường: “Thuế môi trường là là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá (sau đây gọi chung là hàng hoá) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường”. 

Đặc điểm thuế môi trường

Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu;

Thứ hai, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa có tác động xấu với môi trường;

Thứ ba, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế áp dụng thuế tuyệt đối;

Thứ tư, thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa;

Thứ năm, mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Mục tiêu thu thuế môi trường

Thu thuế môi trường giúp tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội và là khoản thu nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. 

Những mặt hàng/sản phẩm chịu thuế bảo vệ môi trường

Nhóm 1: Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; nhiên liệu bay; dầu diezel; dầu hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn.

Nhóm 2: Than đá, bao gồm: Than nâu; than an-tra-xít (antraxit); than mỡ; than đá khá

Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC)

Nhóm 4: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

Những đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường

Nhóm 1: Là tất cả các hàng hóa ngoài 8 loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường;

Nhóm 2: Là các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam bao gồm:

– Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật;

– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;

– Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.

Đối tượng nộp thuế môi trường

Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. 

Chủ thể thu thuế môi trường

Chủ thể thu thuế môi trường là Nhà nước.

  1. PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Phí bảo vệ môi trường là gì?

Phí bảo vệ môi trường là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường.

Mục tiêu thu phí bảo vệ môi trường

Thu phí bảo vệ môi trường giúp làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm; ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được; tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường.

Các loại phí môi trường

Các loại phí môi trường bao gồm: Phí vệ sinh môi trường; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở nào?

Khi thu phí bảo vệ môi trường Nhà nước dựa trên cơ sở: Khối lượng chất thải ra môi trường; quy mô ảnh hưởng, tác động xấu đối với môi trường; mức độ độc hại C2 chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; sự chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải, mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường

Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường bao gồm tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu phí.

Đối tượng thu phí bảo vệ môi trường

Đối tượng thu phí bảo vệ môi trường là Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc được ủy quyền.

Trên đây là bài viết tư vấn về “Thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline : 024.23486234 – 0948495885

 

Có thể bạn quan tâm

1 bình luận

Rastrear Celular 09/02/2024 - 3:12 sáng

Alguns softwares detectarão as informações de gravação da tela e não poderão fazer uma captura de tela do celular. Nesse caso, você pode usar o método de monitoramento remoto para visualizar o conteúdo da tela de outro celular.

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885