THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

bởi Apra Law

Hiện nay, dịch COVID-19 đã khiến cho các công ty gặp phải các vấn đề nghiêm trọng, dẫn đến phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh và việc cắt giảm nhân sự là điều không thể tránh khỏi. Khi quyền lợi của người lao động không được đảm bảo, tranh chấp lao động sẽ xảy ra. Lúc này việc giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Tranh chấp lao động là gì?

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 3, Bộ luật lao động 2012, “tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”. Tranh chấp trong quan hệ lao động bao gồm: Tranh chấp cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động với người sử sụng lao động.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015, việc giải quyết tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của các tổ chức cơ quan sau:

Đối với tranh chấp lao động cá nhân

Điều 200 Bộ luật lao động 2012 quy định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: 

– Hòa giải viên lao động sẽ giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp và theo sư phân công của cơ quan quản lý nhà nước.

– Tòa án nhân dân sẽ giải quyết các vụ tranh chấp lao động cá nhân khi một trong các bên yêu cầu tòa án giải quyết. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, toà án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với những tranh chấp về lao động. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với các tranh chấp lao động cá nhân có đương sự đang ở nước ngoài, có tài sản là đối tượng tranh chấp đang ở nước ngoài, phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc những vụ tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nhưng tòa án nhân dân cấp tỉnh thấy cần phải lấy lên để giải quyết.

Đối với tranh chấp lao động tập thể: Tương tự tranh chấp cá nhân, cả hai loại tranh chấp tập thể bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyềntranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết. Sau khi hòa giải không thành, các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp lao động đó. 

Thẩm quyền giải quyết Tranh chấp lao động tập thể
Tranh chấp lao động tập thể về quyền Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Hòa giải viên lao động Có nhiệm vụ hòa giải các vụ tranh chấp lao động
Chủ tịch UBND cấp huyện Có nhiệm vụ giải quyết các đơn yêu cầu của các bên tranh chấp sau khi đã được hòa giải viên hòa giải nhưng không thành Không 
Tòa án nhân dân Các tranh chấp lao động được giải quyết theo chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm). Không
Hội đồng trọng tài lao động Không Do UBND cấp tỉnh thành lập có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp theo đơn yêu cầu của các bên tranh chấp sau khi đã được hòa giải viên hòa giải nhưng không thành

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

Để lại bình luận

0948 49 5885