ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

bởi Apra Law

Theo Luật trọng tài thương mại 2010, trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.

Theo Luật trọng tài thương mại 2010, phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.

Công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài thương mại là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Bởi vậy công đoạn này cần phải có những điều kiện, quy định nhất định để việc xét xử tranh chấp của trọng tài được trở nên hợp pháp trong việc thi hành. 

Phán quyết của trọng tài nước ngoài không được định nghĩa theo Luật Việt Nam, nhưng điều kiện để công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài vẫn được quy định tại Điều 424 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014 như sau:

“1. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:

a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

2. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.

3. Trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định của Luật trọng tài thương mại của Việt Nam.”

Để phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, phán quyết đó phải thỏa mãn được hai điều kiện lớn là về quốc gia của trọng tài ban hành phán quyết và về tính chất của phán quyết.  

Đầu tiên, để phán quyết của trọng tài nước ngoài được xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, thì nước đó phải cùng là thành viên của điều ước quốc tế với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tức là, các nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế với Việt Nam, thì phán quyết của các trọng tài thương mại ở các nước đó mới được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.  

Thứ hai, nếu trọng tài nước ngoài mà nước đó không phải là thành viên của điều ước quốc tế cùng với Việt Nam, thì việc xem xét phán xét của trọng tài nước ngoài này sẽ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc có đi có lại là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, theo đó một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định, có thể là chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân một nước ngoài giống như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của nước này cũng được hưởng ở nước ngoài đó. Đối với các nước không có cùng điều ước quốc tế với Việt Nam, việc áp dụng nguyên tắc này là một công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân và pháp nhân của mình ở nước ngoài, không để người dân của nước mình bị luật pháp những nước đó chèn ép, bắt buộc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì không phải bất cứ phán quyết của trọng tài nước ngoài nào cũng được xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định một số trường hợp không công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài. Khi Tòa án xét thấy những điều kiện không phù hợp, hoặc có một số chứng cứ không hợp pháp, Tòa án có thể từ chối xem xét phán quyết của trọng tài nước ngoài.

Khi phán quyết của trọng tài nước ngoài đã đáp ứng đủ các điều kiện về quốc gia của trọng tài ban hành phán quyết, Tòa án sẽ tiếp tục xét đến tính chất của phán quyết đó.

Thứ nhất, bản án, quyết định của trọng tài nước ngoài đó phải có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên bản án. 

Thứ hai, bản án, quyết định đó phải được cơ quan có thẩm quyền tuyên. 

Thứ ba, các thủ tục tố tụng (liên quan đến luật hình thức) phải được đảm bảo. 

Thỏa mãn tất cả các điều kiện trên, phán quyết của trọng tài nước ngoài sẽ được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ đất nước Việt Nam.

Trên đây là bài viết tư vấn về “Điều kiện để công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

1 bình luận

Create a free account 24/04/2024 - 5:00 sáng

Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885