Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền được pháp luật bảo hộ đối với tài sản trí tuệ. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế Giới (World Intellectual Property Organization – WIPO), tài sản trí tuệ hay sở hữu trí tuệ là khái niệm dùng để chỉ những sáng tạo trí tuệ của con người như sáng chế, tác phẩm văn học và nghệ thuật, các biểu tượng, tên, hình ảnh và kiểu dáng được sử dụng trong thương mại.
Luật Sở hữu trí tuệ có quy định khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ tại Khoản 1 Điều 4 như sau: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”
Hiện nay, mặc dù các văn bản pháp luật của Việt Nam và những Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đã có các quy định để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khá đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế. Nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và người dân đang ngày một nâng cao. Tuy nhiên trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay, khi mà nền kinh tế thị trường ngày một phát triển cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, khoa học – kỹ thuật – công nghệ thông tin có những bước tiến vượt bậc đồng nghĩa với việc những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng gia tăng với những biểu hiện hết sức đa dạng và tinh vi.
Hiểu một cách chung nhất, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra một sản phẩm, quy trình hoặc một phần, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ biểu hiện qua rất nhiều hành vi cụ thể, tuỳ theo từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thậm chí ngày càng có nhiều những hành vi mới hơn nữa. Chính vì vậy nên pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần có tính linh hoạt cao.
Pháp luật có quy định cụ thể những hành vi coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những hành vi ấy được xác định theo từng đối tượng cụ thể và được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129, 130 và 188.
Trên đây là một số khái quát về quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dựa trên bản án cụ thể về hành vi xâm phạm quyền tác giả
Theo bản án số 10/2008/TCDS-ST ngày 16 tháng 12 năm 2008 về việc xâm phạm quyền tác giả giữa anh Phùng Trường Giang và anh Triệu Công Thanh.
Anh Giang là người viết kịch bản sân khấu “Ngưỡng đời” vào khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 8 năm 2001. Anh Giang đã gửi kịch bản của mình đến nhiều nơi thẩm định xem có thể sử dụng kịch bản để dàn dựng thành một vở diễn sân khấu và đến tháng 8 năm 2007, anh Giang đưa kịch bản sân khấu “Ngưỡng đời” cho anh Triệu Công Thanh đọc và giới thiệt đến các đoàn nghệ thuật. Sau đó, anh Thanh nói với anh Giang lược trích kịch bản “Ngưỡng đời” thành câu chuyện truyền thanh mang tên “Lời xám hối muộn mằn”. Anh Giang đã nhất trí với điều kiện phải nêu rõ trong phần tác giả của tác phẩm là “Triệu Thanh – lược trích từ kịch bản sân khấu Ngưỡng đời của tác giả Phùng Trường Giang” và anh Thanh không có phản đối gì. Đến tháng 3 năm 2008, câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” đã được thu thanh và phát sóng. Anh Giang đi tìm hiểu thì biết phần tác giả của câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” được ghi là Triệu Công Thanh chứ không phải là “Triệu Thanh – lược trích từ kịch bản sân khấu Ngưỡng đời của tác giả Phùng Trường Giang”. Câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” được sao chép từ kịch bản “Ngưỡng đời” thể hiện ở:
– Hoàn cảnh số phận của các nhân vật trong 2 tác phẩm là giống nhau, tên của một số nhân vật giống nhau, nhiều đoạn lời thoại của các nhân vật giống nhau;
– Tư tưởng của hai tác phẩm giống nhau, đó là nói về tác hại của ma tuý đối với con người và xã hội;
– Phần diễn biến, kết cục của hai tác phẩm là giống nhau;
– Tên tựa đề của câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” chính là lời tự sự của nhân vật Tuấn trong kịch bản “Ngưỡng đời”.
Dựa vào những nội dung sao chép trên thì có thể thấy câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” chính là tác phẩm phái sinh của kịch bản “Ngưỡng đời” nhưng tác phẩm phái sinh này là trái phép vì anh Giang chỉ đồng ý việc cho anh Thanh trích lược kịch bản “Ngưỡng đời” của mình để làm thành câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” với điều kiện nêu rõ trong phần tác giả của tác phẩm là “Triệu Thanh – lược trích từ kịch bản sân khấu Ngưỡng đời của tác giả Phùng Trường Giang” nhưng anh Thanh lại không thực hiện điều đó.
Mặc dù anh Thanh có trình bày là đã có bàn bạc với anh Giang rằng sẽ để tên cả 2 tác giả cho câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” và anh Giang từ chối nên anh Thanh chỉ để tên của mình nhưng anh Giang đã không chấp nhận lời trình bày này của anh Thanh vậy nên lời trình bày này không có căn cứ để được chấp thuận.
Ngoài ra, anh Thanh còn trình bày rằng sau khi câu chuyện được thu thanh và chưa phát sóng thì anh Thanh đã gặp anh Giang cùng anh Thắng (kỹ thuật viên đài phát thanh) và tại buổi gặp đó thì anh Giang đã biết thông tin về câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” rồi nên nếu anh Giang không nhất trí với thông tin về tác giả câu chuyện thì phải có thái độ phản đối ngay, trước khi phát sóng nhưng anh Giang lại không làm như vậy mà để cho câu chuyện được phát sóng rồi mới kiện. Tuy nhiên, dựa trên những thông tin được cung cấp từ chị Hồng Vui (phó phòng văn nghệ truyền thông của đài phát thanh) và anh Thắng thì có thể thấy lời trình bày của anh Thanh là không có căn cứ chính xác để chấp thuận.
Do vậy, câu chuyện truyền thanh “Lời xám hối muộn mằn” là của 2 tác giả (Phùng Trường Giang và Triệu Công Thanh) nên phần tác giả phải để tên của cả 2 tác giả. Vì thế trong tình huống này, anh Triệu Công Thanh đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả của anh Phùng Trường Giang được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là bài viết tư vấn về “Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
_____________________________________
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH APRA
Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Email: info@apra.vn
Hotline: 024.23486234 – 0948495885
3 bình luận
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.