VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

bởi Apra Law

Văn phòng đại diện là gì?

Theo khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. 

Từ đó có thể hiểu rằng, văn phòng đại diện lập ra để thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận thị trường và đối tác. Văn phòng đại diện không tự mình thực hiện các công việc kinh doanh, nội dung hoạt động chính của văn phòng đại diện là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo ủy quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích đó. 

Văn phòng đại diện chỉ là một đơn vị phụ thuộc của công ty, bởi vậy nó không có tư cách pháp nhân.

Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam 

 Văn phòng đại diện nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài tại một đất nước nào đó không phải nơi đặt trụ sở chính. Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài cũng không có chức năng thực hiện các hoạt động thương mại sinh lời trực tiếp như: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Chỉ có chức năng đại diện cho công ty giao dịch với khách hàng. 

Quyền của Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

– Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;

– Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;

– Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

– Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam;

– Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép;

– Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài. Trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật thương mại 2005;

– Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Trong trường hợp Giấy đăng kýkinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của Vănphòng đại diện phải phù hợpvới cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Đăng ký mẫu dấu của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cũng cần phải có mẫu dấu, và việc khắc con dấu của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy đi

Mã số thuế của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Theo các quy định pháp luật hiện hành thì văn phòng đại diện không hoạt động kinh doanh, không phát sinh doanh thu nên không phải nộp các loại thuế nhưng bắt buộc phải đăng ký cấp mã số thuế. Văn phòng đại diện phải thực hiện nghĩa vụ khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế nhà thầu khi các khoản chi trả lương, thưởng và phí dịch vụ cho đối tượng chịu thuế được thực hiện tại Việt Nam.

Việc đăng ký mã số thuế của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam được làm theo các quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế.

Thời gian giải quyết thủ tục xin thành lập

Trong vòng 03 ngày bắt đầu từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, sau khi xem xét tính hợp lệ, nếu Văn phòng đại diện đó đã lập và nộp đủ các hồ sơ yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sở tại sẽ cấp Giấy chứng nhận thành lập hoạt động văn phòng đại diện.

Trên đây là bài viết tư vấn về “Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài ở Việt Nam” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ : Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline : 024.23486234 – 0948495885

 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Để lại bình luận

0948 49 5885