Đối với công ty bị sáp nhập hay công ty nhận sáp nhập, bảo vệ quyền của cổ đông luôn là vấn đề được đặt ra. Cổ đông của công ty nhận sáp nhập có thể bị thiệt hại do công ty bị giảm lợi nhuận sau khi sáp nhập. Các thỏa thuận cụ thể liên quan đến lợi ích của cổ đông của công ty cổ phần bị sáp nhập thường được ghi nhận trong hợp đồng sáp nhập, còn quyền lợi của cổ đông của công ty cổ phần nhận sáp nhập thường được bảo vệ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Việc cụ thể hoá quyền của cổ đông và cách thức thực hiện là cơ sở pháp lý để các cổ đông tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Vấn đề tài chính của quyền cổ đông sẽ xoay quanh các vấn đề:
– Chi trả lợi tức cổ phần (phân phối lợi nhuận sau thuế theo phần trăm cổ phần sở hữu);
– Góp vốn, huy động vốn.
Quyền được biểu quyết sáp nhập công ty
Để thực hiện một thương vụ sáp nhập, cả hai bên đều cần có nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông tán thành về việc sáp nhập công ty.
Theo quy định tại Khoản 1, 4 và 6 Điều 148 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:
“1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các Khoản 3, 4 và 6 Điều này;
4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.”
Như vậy, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cũng như các loại cổ phần hiện có của doanh nghiệp, mức phần trăm biểu quyết sẽ khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ cần 65% số biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự.
Việc sáp nhập này có thể làm gia tăng lợi ích của cổ đông của công ty nhận sáp nhập khi làm tăng giá cổ phiếu và tăng mức cổ tức chi trả hoặc giảm lợi ích của cổ đông của công ty nhận sáp nhập khi làm giảm giá cổ phiếu và giảm mức cổ tức chi trả. Đồng thời, đối với công ty bị sáp nhập không có lợi thế kinh doanh và có tồn tại khoản nợ lớn, thỏa thuận sáp nhập cứu trợ công ty nhằm bảo vệ chủ nợ hơn là nhằm bảo vệ cổ đông. Do vậy, Đại hội đồng cổ đông sẽ có quyền biểu quyết về việc có hay không thực hiện sáp nhập với một công ty khác.
Quyền được quyết định hoán đổi cổ phần hoặc đổi trả bằng tiền mặt
Một trong những quyền tối quan trọng của các cổ đông trong công ty cổ phần chính là được chi trả lợi tức cổ phần, tức được phân phối lợi nhuận sau thuế theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Việc sáp nhập công ty sẽ dẫn đến việc phải hoán đổi cổ phần của công ty bị sáp nhập thành cổ phần của công ty nhận hoán đổi, do đó, có thể ảnh hưởng bất lợi đến quyền nhận cổ tức của các cổ đông.
Hoán đổi cổ phần là một trong những nội dung của Hợp đồng sáp nhập, căn cứ vào điểm a Khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2020:
“2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;”
Các cổ đông của hai công ty sẽ có quyền quyết định về việc hoán đổi cổ phần và tỷ lệ hoán đổi cổ phần hoặc trả bằng tiền mặt, từ đấy làm tiền đề cho đàm phán sáp nhập sau này.
Pháp luật Việt Nam dường như chưa cho phép “cash-out mergers”, cụ thể là cổ phần của một số cổ đông của công ty bị sáp nhập có thể được chuyển đổi sang tiền mặt hoặc các loại tài sản khác. Tuy nhiên, giao dịch này trên thực tế vẫn có thể được thực hiện để loại bỏ các cổ đông thiểu số của công ty bị sáp nhập.
Quyền được quyết định việc tiếp tục góp vốn
Thực tế, cổ đông của công ty bị sáp nhập sẽ phải quyết định trở thành cổ đông của công ty nhận sáp nhập hoặc rút ra khỏi công ty bị sáp nhập trước khi hợp đồng sáp nhập có hiệu lực khi tỷ lệ hoán đổi không đáp ứng được nhu cầu của cổ đông. Đây là một trong những quyền để bảo vệ quyền lợi của những cổ đông thiểu số, đặc biệt là những cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu dưới 5% số cổ phần trong công ty.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 119 Luật doanh nghiệp năm 2020:
“2. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.”
Như vậy, nếu cổ đông muốn rút vốn ra khỏi Công ty thì phải thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác.
Trên đây là bài viết về “Quyền của cổ đông liên quan đến các vấn đề tài chính khi sáp nhập Công ty Cổ phần” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
________________________________
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH APRA
Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Email: info@apra.vn
Hotline: 024.23486234 – 0948495885
1 bình luận
شركة Bwer هي أحد الموردين الرئيسيين لموازين الشاحنات ذات الجسور في العراق، حيث تقدم مجموعة كاملة من الحلول لقياس حمولة المركبات بدقة. وتغطي خدماتها كل جانب من جوانب موازين الشاحنات، من تركيب وصيانة موازين الشاحنات إلى المعايرة والإصلاح. تقدم شركة Bwer موازين شاحنات تجارية وموازين شاحنات صناعية وأنظمة موازين جسور محورية، مصممة لتلبية متطلبات التطبيقات الثقيلة. تتضمن موازين الشاحنات الإلكترونية وموازين الشاحنات الرقمية من شركة Bwer تقنية متقدمة، مما يضمن قياسات دقيقة وموثوقة. تم تصميم موازين الشاحنات الثقيلة الخاصة بهم للبيئات الوعرة، مما يجعلها مناسبة للصناعات مثل الخدمات اللوجستية والزراعة والبناء. سواء كنت تبحث عن موازين شاحنات للبيع أو الإيجار أو التأجير، توفر شركة Bwer خيارات مرنة لتناسب احتياجاتك، بما في ذلك أجزاء موازين الشاحنات والملحقات والبرامج لتحسين الأداء. بصفتها شركة مصنعة موثوقة لموازين الشاحنات، تقدم شركة Bwer خدمات معايرة موازين الشاحنات المعتمدة، مما يضمن الامتثال لمعايير الصناعة. تشمل خدماتها فحص موازين الشاحنات والشهادات وخدمات الإصلاح، مما يدعم موثوقية أنظمة موازين الشاحنات الخاصة بك على المدى الطويل. بفضل فريق من الخبراء، تضمن شركة Bwer تركيب وصيانة موازين الشاحنات بسلاسة، مما يحافظ على سير عملياتك بسلاسة. لمزيد من المعلومات حول أسعار موازين الشاحنات، وتكاليف التركيب، أو لمعرفة المزيد عن مجموعة موازين الشاحنات ذات الجسور وغيرها من المنتجات، تفضل بزيارة موقع شركة Bwer على الإنترنت على bwerpipes.com