Trong tiến trình Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO, Việt Nam đã đổi mới và hiện đại hóa nhanh chóng và toàn diện khung pháp luật thương mại của mình, tiêu biểu là khung pháp lý về nhượng quyền thương mại. Các điều khoản về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 được tiếp nối bởi các văn bản dưới luật với những quy định chi tiết đã giúp Việt Nam trở thành một trong khoảng hơn 30 nước trên thế giới có quy định pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về nhượng quyền thương mại
Về mặt khái niệm, nhượng quyền thương mại có thể được hiểu là phương thức kinh doanh, trong đó “bên nhượng quyền – bên có quyền sở hữu đối với một hệ thống tiếp thị, dịch vụ kinh doanh hoặc sản phẩm (gắn liền với tên thương mại hoặc nhãn hiệu) – ký hợp đồng với bên nhận quyền và trao cho bên nhận quyền với những điều kiện nhất định quyền được sử dụng tên thương mại hoặc nhãn hiệu hàng hoá và quyền sản xuất hoặc phân phối sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền” (1).
Ở Việt Nam, nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh khá mới nhưng phát triển tương đối ổn định trong hơn một thập niên vừa qua, đặc biệt kể từ khi Việt Nam ban hành quy định pháp luật trực tiếp về nhượng quyền thương mại vào năm 2005 (có hiệu lực từ năm 2006). Kể từ khi có các quy định này, số lượng hệ thống nhượng quyền thương mại, cả nội địa và nước ngoài đã tăng lên 96, gấp hơn 4 lần so với tổng số hệ thống được hình thành trong 10 năm trước đó. Đến nay, số lượng hệ thống nhượng quyền thương mại trên toàn quốc khoảng 270 hệ thống, trong đó phần lớn là hệ thống nhượng quyền của nước ngoài. (2) Dù hầu hết các cửa hàng vẫn thuộc sở hữu và điều hành bởi các nhà nhượng quyền nhưng số lượng cửa hàng trên từng hệ thống nhượng quyền cũng tăng đáng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Khung pháp luật thương mại chung điều chỉnh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam bao gồm các quy định điều chỉnh chung đối với hoạt động thương mại, trong đó có các văn bản pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, Điều ước quốc tế liên quan đến thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Cạnh tranh. Trong khi đó, pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại của Việt Nam ra đời từ năm 2005 với các quy định trực tiếp điều chỉnh nhượng quyền thương mại.
Khi gia nhập WTO, cùng với việc phải tuân thủ các quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Việt Nam đã đưa ra các cam kết cụ thể và cởi mở về nhượng quyền thương mại với tư cách là loại dịch vụ phân phối độc lập (CPC 8929). (3) Trong đó, về mở cửa thị trường đối với nhượng quyền thương mại, ngoại trừ phương thức hiện diện thể nhân, Việt Nam đưa ra cam kết cụ thể đối với ba phương thức cung cấp dịch vụ còn lại: cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài và hiện diện thương mại. Theo đó, đối với phương thức qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài, Việt Nam không đưa ra bất kỳ hạn chế nào đối với nhà nhượng quyền nước ngoài trong tiếp cận thị trường Việt Nam và họ sẽ được hưởng chế độ đối xử bình đẳng như những nhà nhượng quyền Việt Nam. Ở phương thức hiện diện thương mại, nhà nhượng quyền nước ngoài được hưởng chế độ đối xử quốc gia, theo đó họ được bình đẳng với nhà nhượng quyền trong nước, ngoại trừ trường hợp nhà nhượng quyền nước ngoài thành lập chi nhánh ở Việt Nam thì trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.
Khung pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại
Trước khi gia nhập WTO, các quy định của pháp luật Việt Nam không ghi nhận nhượng quyền thương mại như hoạt động thương mại độc lập, khiến cho nhà nhượng quyền và nhận quyền gặp nhiều trở ngại, không thể hoạt động đúng nghĩa nhượng quyền thương mại. Sự ra đời của pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại với bộ phận hợp thành đầu tiên là các quy phạm pháp luật được gói gọn trong một phần thuộc một chương của Luật Thương mại năm 2005 – là “hồi đáp” của Nhà nước Việt Nam đối với đòi hỏi của thực tiễn về khung pháp luật rõ ràng cho sự phát triển của nhượng quyền thương mại. Các quy định này đã kiến tạo khuôn khổ cơ bản cho pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại của Việt Nam.
Để tạo dựng môi trường pháp lý đầy đủ hơn cho nhượng quyền thương mại, trên cơ sở khuôn khổ đó, ngày 31/3/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Nghị định 35 tập trung vào điều chỉnh bản giới thiệu nhượng quyền thương mại – vốn là trọng tâm của bất kỳ pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại nào trên thế giới. Nghị định này cũng đưa ra các quy định điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa bên nhượng quyền và bên nhậ quyền về vấn đề đăng ký nhượng quyền thương mại. Nhằm tiếp tục làm rõ hơn quy định về đăng ký nhượng quyền thương mại và bản giới thiệu nhượng quyền, ngày 25/5/2006, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đã ban hành Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông tư này đã đưa ra mẫu Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại mang tính bắt buộc tại Phụ lục III Thông tư. Ngày 17/11/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Với các quy định nằm ở bốn văn bản quy phạm pháp luật trên, Việt Nam đã lần đầu tiên xây dựng pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại với mô hình điều chỉnh khá phổ biến trên thế giới ngay từ trước thời điểm gia nhập WTO – quy định nghĩa vụ cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền thương mại kết hợp với các yêu cầu vừa phải về tiêu chuẩn thực thi và đăng ký nhượng quyền. Trong nỗ lực tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết đối với doanh nghiệp cũng như đảm bảo sự phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO, Chính phủ đã ban hành Nghị định 120/2011/NĐ-CP và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP lần lượt xoá bỏ nghĩa vụ đăng ký nhượng quyền thương mại đối với các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Các nghị định này đã thực sự tạo sự bình đẳng, như cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, giữa nhà nhượng quyền nước ngoài và nhà nhượng quyền trong nước trong việc không phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký nhượng quyền bắt buộc.
Nhượng quyền thương mại trong quá trình thực thi cam kết WTO
Sự phát triển của khung pháp luật thương mại chung đã mang lại môi trường kinh doanh – đầu tư ngày càng tốt hơn cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Sự phát triển của khung pháp luật thương mại chung thực sự ấn tượng: các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, không bị cấm bởi luật; tự do hợp đồng được thừa nhận; “sân chơi” chung được thiết lập cho mọi loại hình doanh nghiệp và một chế độ đối xử bình đẳng được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư; cùng với đó là cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPs của WTO và thực tiễn quốc tế tiên tiến. Trong khi đó, để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu đặt ra bởi quá trình đàm phán gia nhập WTO, đặc biệt là cam kết cụ thể về nhượng quyền thương mại, các quy định của pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại lần đầu tiên đã được Việt Nam xây dựng trên cơ sở tham khảo sâu rộng kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là của Mỹ, Úc, Trung Quốc và UNIDROIT (4). Pháp luật riêng về nhượng quyền thương mại của Việt Nam đã công nhận nhượng quyền thương mại như hoạt động thương mại độc lập đúng với bản chất vốn có của nó và được đánh giá về cơ bản là hiện đại, được soạn thảo công phu và cân bằng được vấn đề tự do kinh doanh với bảo vệ bên nhận quyền (5). Các quy định này đã tiếp tục được hoàn thiện trong quá trình thực thi cam kết gia nhập WTO, trong đó có vấn đề bãi bỏ thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại. Quá trình tham gia và thực thi WTO rõ ràng có ảnh hưởng lớn và tích cực tới pháp luật nhượng quyền thương mại của Việt Nam. Đó không chỉ là những đổi mới mạnh mẽ trong quy định của khung pháp luật thương mại chung, mà đặc biệt là các quy định về nhượng quyền thương mại của Việt Nam phù hợp với luật WTO, cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cùng thực tế quốc tế tiên tiến./.
Bài viết có tham khảo các nguồn:
(1) The House of Representatives Standing Committee on Industry, tlđd, đoạn 3.4;
(2) Theo thống kê của PGS.TS Nguyễn Bá Bình trong bài viết “Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 10/2020;
(3) Biểu cam kết dịch vụ khi gia nhập WTO của Việt Nam;
(4) Phỏng vấn Giáo sư Andrew Terry, Đại học Sydney, ngày 01/4/2011;
(5) Vietnam Investment Review, “Franchise Operations Face Serious Challenges”.
_________________________________
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH APRA
Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Email: info@apra.vn
Hotline: 024.23486234 – 0948495885
18 bình luận
I like the helpful info you provide to your articles. I?ll bookmark your blog and test again right here regularly. I’m moderately sure I will be informed many new stuff right right here! Good luck for the following!
whoah this blog is wonderful i like reading your posts. Stay up the good paintings! You already know, a lot of individuals are searching round for this info, you could help them greatly.
Wow! I’m in awe of the author’s writing skills and capability to convey complex concepts in a concise and precise manner. This article is a true gem that earns all the accolades it can get. Thank you so much, author, for providing your expertise and offering us with such a precious asset. I’m truly grateful!
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?
augmentin and diarrhea 1925; 42 753 77
You made some decent factors there. I appeared on the internet for the problem and found most people will go along with with your website.
Thank you for the sensible critique. Me & my neighbor were just preparing to do some research about this. We got a grab a book from our area library but I think I learned more from this post. I am very glad to see such fantastic information being shared freely out there.
I think other web-site proprietors should take this web site as an model, very clean and great user friendly style and design, as well as the content. You’re an expert in this topic!
Good day! This is my first visit to your blog! We are a team of volunteers and starting a new project in a community in the same niche. Your blog provided us valuable information to work on. You have done a extraordinary job!
I appreciate your wordpress theme, wherever did you down load it through?
F*ckin? awesome issues here. I am very glad to look your post. Thank you so much and i’m having a look forward to touch you. Will you kindly drop me a e-mail?
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.
you’re really a good webmaster. The site loading speed is incredible. It seems that you’re doing any unique trick. Moreover, The contents are masterwork. you’ve done a magnificent job on this topic!
Thanks for expressing your ideas. The one thing is that individuals have a solution between national student loan plus a private education loan where it can be easier to decide on student loan consolidation than over the federal education loan.
What i don’t understood is actually how you are not actually much more well-liked than you may be now. You’re very intelligent. You realize therefore considerably relating to this subject, made me personally consider it from numerous varied angles. Its like women and men aren’t fascinated unless it?s one thing to accomplish with Lady gaga! Your own stuffs great. Always maintain it up!
One thing I have actually noticed is there are plenty of misguided beliefs regarding the financial institutions intentions while talking about foreclosures. One delusion in particular is that often the bank needs to have your house. Your banker wants your dollars, not your house. They want the cash they lent you with interest. Avoiding the bank will simply draw some sort of foreclosed summary. Thanks for your post.
Explore how a homeowner loan can help you access the money you need without parting with your home. Compare lenders and tailor a plan that fits your needs.
If you’re a property owner looking to borrow money, a secured loan could be a wise option. Leverage better rates by using your home as security.