CẤP MỚI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH

bởi Apra Law

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành. Theo đó, các chủ thể muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (“Giấy chứng nhận ATTP”). Tuy nhiên, có phải tất cả các cá nhân, tổ chức khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin giấy chứng nhận này không? Hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải xin cấp Giấy chứng nhận ATTP không?

Hộ kinh doanh khi tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận ATTP tại Phòng Y tế thuộc UBND huyện/quận nơi tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Khi xin cấp Giấy chứng nhận ATTP, hộ kinh doanh cần lưu ý một số nội dung sau: 

Thứ nhất, trình tự thực hiện 

Bước 1: Nộp 01 (Một) bộ hồ sơ tại UBND huyện/quận nơi đăng ký hộ kinh doanh. 

Bước 2: Phòng Y tế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ trong thời gian 05 (Năm) ngày làm việc.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng Y tế có văn bản cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ; 

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng Y tế ra thông báo hồ sơ hợp lệ. 

Bước 3: Tiếp đoàn thẩm định cơ sở trong vòng 10 (Mười) ngày làm việc kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ. 

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở kiểm tra và lập Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong vòng 05 (Năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”.

Thứ hai, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP

Luật không có quy định đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP của hộ kinh doanh được soạn dựa trên hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP của Doanh nghiệp.

–  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo Mẫu số 01a Thông tư 43/2018/TT-BCT;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu tại Thông tư 43/2018/TT-BCT;

– Bản sao Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy tự xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Danh sách nhân viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. 

Thứ ba, cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại UBND huyện/quận nơi đặt địa điểm. 

Thứ tư, phí/lệ phí xin cấp Giấy chứng nhận ATTP

Phí xin cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi được tính như sau: 

– Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở;

– Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 700.000 đồng/lần/cơ sở (trường hợp phục vụ dưới 200 suất ăn); hoặc 1.000.000 đồng/lần/cơ sở (trường hợp phục vụ từ 200 suất ăn trở lên);

– Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe): 500.000 đồng/lần/cơ sở (đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ); hoặc 2.500.000 đồng/lần/cơ sở (đối với cơ sở sản xuất khác).

Lưu ý: 

Từ ngày 12 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: Phí xin cấp Giấy chứng nhận bằng 90% mức phí trên. 

Trên đây là bài viết tư vấn về việc xin cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

____________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

 

Có thể bạn quan tâm

Để lại bình luận

0948 49 5885