MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAN LẬN TRỐN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

bởi Apra Law

Thuế vốn được coi là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách Nhà nước vì nguồn thu này mang tính chất ổn định, đảm bảo tự chủ và độc lập quốc gia. Ở Việt Nam, thuế đã thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đóng vai trò quyết định trong bộ máy Nhà nước, đồng thời là công cụ để điều tiết nền kinh tế- xã hội. Còn đối với các doanh nghiệp để bảo vệ lợi nhuận cho chính mình trong khi không thể giảm các yếu tố đầu vào thì họ thường tìm đến cách gian lận thuế. Chính vì thế hiện nay ở nước ta số tiền thuế thất thu rất lớn mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Bài viết sau đây đưa ra cáI nhìn khách quan về thực trạng gian lận trốn thuế của các doanh nghiệp hiện nay. 

Một số hình thức gian lận thuế:

Thứ nhất, gian lận về kê khai doanh thu nộp thuế: doanh nghiệp thường khai sai doanh thu hoặc giấu bớt doanh thu để giảm bớt lợi nhuận trước thuế. Theo điều 16 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định về chuyển lỗ, “…doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ…”, tuy nhiên theo kinh nghiệm của cơ quan thuế thì một doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ 3 năm liên tục là đã có dấu hiệu phá sản do không thể gánh được các chi phí, các doanh nghiệp này sẽ phải ấn định thuế hoặc kiểm tra quyết toán. Để tránh sự kiểm tra của cơ quan thuế, doanh nghiệp thường tìm cách kê khai lỗ cách năm hoặc kê khai lãi ít đi, nên số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ít hơn so với thực tế.

Thứ hai, gian lận về chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế: Với doanh nghiệp thì chi phí hợp lý đóng vai trò quan trọng vì nó là một thành phần để xác định thu nhập chịu thuế, từ đó tính ra số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do bị giới hạn về tỷ lệ chi phí hợp lý được phép kê khai, do đó doanh nghiệp thường khai khống chi phí hợp lý để giảm bớt số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Thứ ba, gian lận về sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp nhằm khai khống chi phí: Có khá nhiều hình thức gian lận về hóa đơn, chứng từ, kể cả hóa đơn mua vào, bán ra, hóa đơn giả, chứng từ khống,…như là: Sử dụng hóa đơn đã hết hạn, sử dụng hoặc hóa đơn giả; Bán hàng không xuất hóa đơn, hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ; Giá bán trên hóa đơn thấp hơn gia bán thực tế cho khách hàng,…

Thứ tư, tăng giá vốn: doanh nghiệp tìm cách tăng giá vốn hàng bán. Một số doanh nghiệp không đánh giá sản phẩm, không phân bổ chi phí thu mua cho hàng tồn kho, chi phí công cụ, dụng cụ mà kết chuyển hết vào chi phí trong kỳ, nhằm tối đa giá vốn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá vốn còn được nâng lên qua thủ thuật xây dựng định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế, nhằm làm tăng chi phí nguyên vật liệu, hoặc không xây dựng định mức vật tư hạch toán chi phí tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất vượt định mức 

Thứ năm, gian lận về chi phí tiền lương: thường thì các danh nghiệp tự đẩy chi phí tiền lương trả cho người lao động cao hơn rất nhiều so với thực trả cho người lao động hoặc đăng tin tuyển dụng ảo. Việc bổ sung một vài chức danh khống cho những người không trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh để được hạch toán chi phí thù lao vào tiền lương làm tăng chi phí.

Thứ sáu, trích khấu hao tính vào chi phí vượt mức quy định: Sai mức khấu hao, sai tỷ lệ khấu hao; có doanh nghiệp lách bằng cách tính khấu hao theo tháng chứ không theo ngày, hoặc doanh nghiệp lỗ vẫn trích khấu hao nhanh; trích khấu hao nhanh không đúng loại tài sản và tính chất, trích khấu hao của tài sản không có giấy tờ sở hữu của doanh nghiệp (tài sản thuê, mượn). Có doanh nghiệp vẫn trích khấu hao xe ô tô cả phần nguyên giá vượt giá trị 1,6 tỷ đồng.

Thứ bảy, một số doanh nghiệp tính gộp các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài: Hạch toán các khoản chi phí cho tiêu dùng cá nhân như ô tô, điện thoại, xăng xe, ăn uống… cũng khiến cho cơ quan thuế khó xác định, phân biệt bóc tách.

Thứ tám, gian lận chi phí hoạt động tài chính: Các doanh nghiệp có hành vi gian lận chi phí tài chính (lãi vay) không đúng quy định, hạch toán chi phí lãi vay góp vốn điều lệ công ty (ở các công ty góp vốn); hạch toán chi phí lãi vay vượt tỷ lệ khống chế 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố; hạch toán chi phí lãi vay không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; hạch toán chi phí lãi vay trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản; hình thành tài sản cố định vào chi phí; hạch toán chi phí lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải thu, các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ vào chi phí hoạt động tài chính không đúng quy định.

Thứ chín, nhiều doanh nghiệp lập hồ sơ; khế ước vay khống tư nhân: Làm tăng chi phí tài chính và giảm thu nhập chịu thuế. Việc xử dụng sai mục đích vốn vay cũng được nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng khi vay ngân hàng để tiêu dùng cá nhân (mua nhà, mua xe, đầu tư cổ phiếu…), nhưng vẫn hạch toán lãi vay vào chi phí hợp lý, hợp lệ.

Ngoài ra, còn các khoản chi phí khác: Nhiều doanh nghiệp còn hạch toán các khoản chi phí khác không đúng quy định như hạch toán vào chi phí tiền nghỉ mát, tiền thưởng tết âm lịch và các ngày lễ khác không ghi trong Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Bên cạnh đó còn có gian lận chi phí phân bổ: doanh nghiệp hạch toán và phân bổ chi phí dài hạn không đúng qui định; Kiểm tra các doanh nghiệp này cho thấy có những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, có công dụng sử dụng ít nhất là 2, 3 năm nhưng doanh nghiệp vẫn đưa toàn bộ một lần vào chi phí thông qua Tài khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Đồng thời, các khoản trích trước lớn như chi phí bảo hành, chi phí sửa chữa tài sản cố định không chi hết hoặc thực tế sau này không chi, doanh nghiệp vẫn không hoàn nhập làm tăng thu nhập khác để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hợp pháp hóa hồ sơ về các khoản: Dự phòng về nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng bảo hành sản phẩm không đúng quy định. Đây là hành vi gian lận ở mức độ tinh vi. Có doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng không có Biên bản đối chiếu công nợ, không có công văn đòi nợ, hoặc gian lận tuổi nợ đễ được trích lập 100% dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí. Có những doanh nghiệp không có thu nhập (lỗ) vẫn tiến hành trích lập các khoản dự phòng nói trên không đúng quy định.

Các khoản thu nhập khác như: Tiền thanh lý tài sản cố định; phế liệu; phế phẩm; nợ phải trả nhưng không xác định được chủ nợ; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng cũng bị doanh nghiệp lờ đi, không hạch toán vào thu nhập khác, qua kiểm tra sổ chi tiết tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cơ quan thuế phát hiện ra việc phát sinh tăng tiền của các khoản này. Ở mẫu Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm doanh nghiệp đã “thao tác” điều chỉnh tăng, giảm thu nhập chịu thuế thiếu cơ sở; có doanh nghiệp thậm chí còn đưa khoản thuế truy thu và phạt của kỳ thanh tra trước vào điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế của kỳ này sai quy định, hoặc đưa vào các khoản phạt, vi phạm hợp đồng vào các chỉ tiêu này, làm giảm đáng kể số thuế phải nộp.

Ngoài ra còn có một số hình thức gian lận khác nữa,…

Trên đây là bài viết tư vấn về “Một số hình thức gian lận trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

2 bình luận

Suivre Téléphone 08/02/2024 - 9:32 chiều

Maintenant, la technologie de positionnement est largement utilisée. De nombreuses voitures et téléphones portables ont des fonctions de positionnement, et il existe également de nombreuses applications de positionnement. Lorsque votre téléphone est perdu, vous pouvez utiliser ces outils pour lancer rapidement des demandes de localisation. Comprendre comment localiser l’emplacement du téléphone, comment localiser le téléphone après sa perte?

Phản hồi
Suivre Téléphone 12/02/2024 - 3:52 sáng

MyCellSpy est une application puissante pour la surveillance à distance en temps réel des téléphones Android.

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885