Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ và được xem như là một phương pháp rất hữu hiệu giúp nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ ở các nước. Trong quá trình giao lưu, hợp tác đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp cận và học hỏi những công nghệ, kiến thức và các kỹ năng phong phú, đa dạng, hiện đại cùng với trình độ công nghệ – khoa học tân tiến của các nước. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp vẫn tồn tại một số bất cập.
Hoạt động chuyển giao công nghệ đang tràn lan trên thị trường dẫn đến tình trạng nhiều nước có nguy cơ trở thành bãi rác thải công nghệ. Trên thị trường quốc tế tính cạnh tranh sản phẩm còn hạn chế do hầu hết công nghệ sử dụng trong các dự án FDI. Một trong những nguyên nhân chính là những vướng mắc còn tồn tại trong quy định của pháp luật, các công nghệ hạn chế chuyển giao thì các quy định về điều kiện ràng buộc chưa tạo thành rào cản dẫn đến tình trạng nhiều địa phương chạy theo thành tích, vượt rào để thu hút FDI bằng mọi giá và chưa có những quy định về cơ chế quản lý về việc chuyển giá của các doanh nghiệp một cách hiệu quả. Theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra khá đa dạng như Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Phần chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ ,… và được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau: Luật chuyển giao công nghệ, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại,… Hiện nay, Luật Chuyển giao công nghệ chủ yếu chỉ tập trung vào các quy định khuyến khích chuyển giao công nghệ mà hạn chế chuyển giao công nghệ, cấm chuyển giao, hợp đồng chuyển giao công nghệ và các dịch vụ chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 cũng chưa quy định về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định và thẩm tra công nghệ đối với các công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào trong nước, từ trong nước ra nước ngoài hay nội bộ trong nước để ngăn chặn các dòng công nghệ cấm đầu tư và hạn chế đầu tư tại Việt Nam. Đây là một hạn chế lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong hoạt động chuyển giao công nghệ, do vậy, cần phải có những quy định pháp luật chặt chẽ hơn.
Tiếp theo, vấn đề chuyển giao giá trong chuyển giao công nghệ đang là một trong những bất cập trong việc chuyển giao công nghệ, nhất là sau khi luật chuyển giao công nghệ ra đời, việc kiểm soát giá trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng đã bị bãi bỏ. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được diễn ra dưới hình thức chuyển giao công nghệ thông qua góp vốn đầu tư giữa công ty mẹ ở nước ngoài với công ty con ở trong nước. Quá trình góp vốn bằng công nghệ trong các dự án đầu tư, công ty mẹ thường kê khai giá trị chuyển giao công nghệ cao hơn so với giá thực tế, công ty con chuyển giá trị đó về công ty mẹ dưới hình thức khấu hao, do đó tạo ra hiện tượng lãi thật, lỗ giả nhằm kéo theo việc các doanh nghiệp trốn thuế thu nhập phải nộp cho Nhà nước.
Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ, đó là:
Thứ nhất, những cá nhân, tổ chức lợi dụng việc chuyển giao công nghệ làm ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hay hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Thứ hai, chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao (quy định tại Điều 11 của Luật chuyển giao công nghệ 2017); chuyển giao trái phép công nghệ hạn chế chuyển giao.
Thứ ba, các bên vi phạm quy định về chuyển giao công nghệ.
Thứ tư, những cá nhân, tổ chức lừa dối, giả tạo trong việc lập, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư.
Thứ năm, các bên cản trở, từ chối không cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ sáu, tiết lộ bí mật công nghệ trái quy định của pháp luật, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
Thứ bảy, sử dụng công nghệ không đúng với công nghệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở pháp luật gây khó khăn cho Sở Khoa học và Công nghệ cũng như các cơ quan quản lý thuế trong việc kiểm tra hoạt động chuyển giao công nghệ. Điều đó dẫn đến tình trạng chuyển giao công nghệ lậu kéo theo các nước có nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp và nhiều doanh nghiệp trốn thuế khó kiểm soát của các cơ quan quản lý thuế. Tuy nhiên, giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp khó định lượng bằng số liệu cụ thể và thường lớn hơn giá trị thực của công nghệ chuyển giao. Bên cạnh đó, đối tượng chuyển giao công nghệ của một số doanh nghiệp không rõ ràng, giá trị thiết bị kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ không tách bạch cụ thể dẫn đến khó xác định, nhiều trường hợp doanh nghiệp nước ngoài báo lỗ nhưng doanh thu hàng năm vẫn tăng và lại liên tục mở rộng đầu tư.
Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài cũng có những hạn chế sau:
– Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;
– Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế. Vì vậy, muốn xây dựng hoạt động chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả chúng ta cần xây dựng một môi trường vĩ mô ổn định, hệ thống pháp luật hoàn thiện và cơ sở hạ tầng kinh tế tốt, vững chắc. Đồng thời, Nhà nước đề ra các chính sách chi tiết hơn trong việc khắc phục những hạn chế chuyển giao công nghệ, ngăn chặn hiện tượng chuyển giá qua hoạt động này và nâng cao hiệu lực quản lý đối với hoạt động chuyển giao công nghệ. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong ứng dụng, đổi mới công nghệ, góp phần phát triển thị trường khoa học-công nghệ.
Trên đây là bài viết về “Một số bất cập trong chuyển giao công nghệ của Doanh nghiệp” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
________________________________
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY LUẬT TNHH APRA
Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Email: info@apra.vn
Hotline: 024.23486234 – 0948495885