Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp thành lập mới đang ngày càng nhiều, da dạng tổn tại song song với những doanh nghiệp cũ lỗi thời lạc hậu. Chính vì điều này, tranh chấp thương mại là điều khó tránh khỏi. Nhưng để giải quyết những tranh chấp đó, hai bên có thể lựa chọn những cách thức giải quyết khác nhau để đạt kết quả tốt nhất. Với những ưu việt của thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Thương mại, ngày càng có nhiều chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Trọng tài.
Nguyên tắc đặc trưng của phán quyết Trọng tài thương mại.
Trong tố tụng trọng tài có một nguyên tắc đặc trưng là xét xử một lần, tố tụng một cấptức phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và các bên phải thi hành, trừ trường hợp Tòa án tuyên hủy quyết định trọng tài. Do đó, phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng mang tính chung thẩm của hội đồng trọng tài về việc giải quyết tranh chấp.
Và điều này đã được cụ thể hóa tại Khoản 5 Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010 theo đó phán quyết trọng tài là chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị.
Đây cũng chính là sự khác biệt điển hình giữa thủ tục Trọng tài và Tòa án, không giống như Tòa án (có hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm) nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, đương sự có thể kháng cáo lên Tòa phúc thẩm. Đối với Trọng tài một khi phán quyết trọng tài được đưa ra thì hai bên bắt buộc phải chấp hành. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của tố tụng trọng tài, nhân danh ý chí và quyền định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải tôn trọng quyết định của người đó.
Với nguyên tắc này, giúp cho phán quyết trọng tài được thực thi nhanh chóng trong thực tiễn, tránh được tình trạng bên phải thực hiện nghĩa vụ cố tình dây dưa kéo dài thời gian thi hành đồng thời giúp bên kia có thể sớm khắc phục những thiệt hại về tiền, tài sản do bên vi phạm gây ra.
Hiệu lực thi hành của phán quyết Trọng tài thương mại.
Hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài được xác định căn cứ theo Điều 61 và Điều 66 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Theo khoản 5 Điều 61 quy định: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.”
Hơn nữa, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trong phán quyết trọng tài có nội dung “Thời hạn thi hành phán quyết”. Vì vậy, để xác định điều kiện tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải căn cứ vào nội dung này để xác định hai vấn đề: Một là đã hết thời hạn thi hành phán quyết; Hai là bên phải thi hành phán quyết có yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài hay không, từ đó cơ quan thi hành án dân sự mới có căn cứ để tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án và thụ lý giải quyết vụ việc.
Phán quyết trọng tài mang hiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thi hành và không thể bị kháng cáo. Do các bên đương sự đã tự nguyện lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó. Và hơn nữa, bản thân tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp và quyết định trọng tài khi ban hành có giá trị chung thẩm.
Thực trạng và bất cập trong việc thực hiện thi hành phán quyết của Trọng Tài thương mại.
Thống kê số lượng vụ tranh chấp mới được thụ lý và giải quyết tại VIAC trong năm 2018 ghi nhận 180 vụ tranh chấp – con số cao nhất trong 25 năm hoạt động với tổng giá trị tranh chấp ở mức ~9,5 nghìn tỷ đồng (~ 407 triệu USD) và vụ tranh chấp lớn nhất với giá trị tranh chấp ở mức ~3,3 nghìn tỉ đồng (~145,2 triệu USD). Thưa quý vị, Các con số trên cùng với vụ tranh chấp có trị giá ở mức 250 triệu USD và các vụ tranh chấp có giá trị hơn 100 triệu USD mà VIAC đã từng thụ lý và giải quyết trong những năm trước, một lần nữa khẳng định rằng VIAC đang dần trở thành một địa chỉ đáng tin cậy đối với các vụ tranh chấp phức tạp và có trị giá hàng trăm triệu USD.
Theo Luật sư. Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VIAC, chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2019, VIAC đã giải quyết 1.259 vụ tranh chấp, tăng 336% so với giai đoạn 2003-2010. Các bên tranh chấp đến từ trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nêu trên thì vẫn còn có những bất cập trong việc thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại cần phải cải thiện.
Một loạt bất cập trong thực hiện Luật Trọng tài thương mại đó là: Thẩm quyền của trọng tài và quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam; Quy định “Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại” chưa được hiểu thống nhất; Việc Luật Trọng tài thương mại chỉ giới hạn thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết mới có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài không hợp lý và không tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp; Chưa thống nhất trong cách hiểu quy định về mất quyền phản đối; Cần làm rõ quy định về việc thành lập Hội đồng Trọng tài; Làm rõ quy định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; Làm rõ quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài với trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên tranh chấp; Thống nhất các thuật ngữ liên quan đến phán quyết trọng tài; Hướng dẫn cụ thể về hủy phán quyết trọng tài…
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hiệu lực của phán quyết Trọng tài thương mại” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
_________________________________
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH APRA
Địa chỉ : Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Email: info@apra.vn
Hotline : 024.23486234 – 0948495885