Câu chuyện khởi nghiệp là câu chuyện đang rất được chú ý trong giới doanh nghiệp dạo thời gian gần đây. Con người càng ngày càng có những ý tưởng kinh doanh rất độc đáo, rất tiềm năng. Tuy nhiên, để biến những ý tưởng đó thành sự thật thì một trong những công việc mà những người khởi nghiệp phải làm là đăng ký kinh doanh. Thế nhưng hiện nay không nhiều người có đầy đủ am hiểu các quy định pháp lý đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up), bởi vậy đã dẫn đến hệ quả tất yếu là vi phạm pháp luật.
Vấn đề đầu tiên người khởi nghiệp cần chú ý đến là đối tượng, chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp.
Mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp càng ngày càng được phổ biến rộng rãi, do đó chủ thể của các start-up cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng được phép thành lập doanh nghiệp. Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các chủ thể được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Đối với loại hình hộ kinh doanh thì các chủ thể được mở rộng hơn, tuy nhiên vẫn cần phải có những điều kiện nhất định đối với các chủ thể thành lập.
Vấn đề thứ hai là về mô hình thành lập doanh nghiệp.
Người khởi nghiệp hiện nay có rất nhiều lựa chọn đối với các loại hình doanh nghiệp để thành lập. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, có những điểm tốt và những hạn chế riêng. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một hoạt động rất quan trọng, nó đặt nền móng cho cả quá trình phát triển của doanh nghiệp sau này. Vì vậy, người khởi nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Vấn đề thứ ba là về ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.” Từ đó, doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, nếu ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh và không thuộc ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh/điều kiện.
Ngoài những ngành nghề được tự do kinh doanh, vì lý do an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng mà có những ngành, nghề kinh doanh đặc thù cần phải có điều kiện mới được hoạt động kinh doanh. Cụ thể: (i) Ngành, nghề kinh doanh cần phải có giấy phép kinh doanh, là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực; (ii) Ngành, nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, tức là doanh nghiệp phải có người hoạt động trong ngành nghề đó thì mới được phép hoạt động lĩnh vực kinh doanh đó; (iii) Ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định, thường được đặt ra đối với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc các ngành, nghề có yêu cầu có cơ sở vật chất lớn.
Vấn đề thứ tư là về địa điểm, trụ sở đăng ký kinh doanh.
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp. Pháp luật yêu cầu trụ sở chính phải có địa điểm rõ ràng, xác định. Địa chỉ đặt trụ sở cũng cần phải được chứng minh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, bằng các hợp đồng thuê, cho mượn hoặc là tài sản của doanh nghiệp. Trường hợp người khởi nghiệp muốn sử dụng căn hộ chung cư làm trụ sở chính, thì phòng đó phải được xây dựng dưới mục đích làm văn phòng trong chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp theo đúng quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.
Vấn đề thứ năm là về vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Vốn điều lệ của một doanh nghiệp là tài sản ban đầu của doanh nghiệp đó, dùng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn điều lệ thể hiện năng lực tài chính của một doanh nghiệp, nên người khởi nghiệp cần phải cân nhắc số vốn khi đăng ký.
Nếu người khởi nghiệp vì “hứng thú nhất thời” mà đăng ký một số lượng “vốn” ảo cho doanh nghiệp, mà không có khả năng để góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký đó, thì khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và sẽ ảnh hưởng đến tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau này.
Vấn đề thứ sáu là về các thành phần hồ sơ cần phải nộp khi đăng ký doanh nghiệp.
Để được thành lập doanh nghiệp, người khởi nghiệp cần phải soạn thảo đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ được yêu cầu rồi gửi lên Phòng Đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với từng mô hình doanh nghiệp khác nhau mà hồ sơ cần chuẩn bị cũng sẽ khác nhau, người khởi nghiệp cần chú ý vấn đề này để không bị trả lại hồ sơ tránh mất thời gian phải sửa lại hồ sơ.
Trên đây là bài viết tư vấn về “Các vấn đề pháp lý cần chú ý đối với người khởi nghiệp khi start-up” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
_________________________________
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH APRA
Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Email: info@apra.vn
Hotline: 024.23486234 – 0948495885
2 bình luận
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.