HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI DOANH NGHIỆP BỊ TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

bởi Apra Law

Có thể nói, thương trường chính là chiến trường. Sau khi doanh nghiệp tồn tại và hoạt động một thời gian trên thương trường vì một số lí do chủ quan cũng như khách quan làm cho doanh nghiệp không thể tiếp tục kinh doanh. Và việc doanh nghiệp dẫn đến việc phá sản là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ngoài thủ tục phá sản, hồ sơ phá sản doanh nghiệp, thì một số vấn đề khác cũng rất đáng được quan tâm. Vì vậy trong bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

Tình trạng của doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 109 Luật Phá sản 2014 quy định về việc gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp khỏi sổ đăng ký kinh doanh.  Như vậy theo quy định này có thể hiều, sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp chính thức chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý.

Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 của Luật này thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định.

Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 110 Luật Phá sản 2014 có thể hiểu là mặc dù doanh nghiệp đã bị xóa sổ nhưng doanh nghiệp bị phá sản vẫn chưa hoàn toàn được giải phóng khỏi nghĩa vụ về tài sản. Đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ chưa được thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Xử lý vi phạm 

Theo Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định cụ thể các cá nhân bị cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp phá sản cụ thể như sau: 

– Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

– Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

– Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản với lý do bất khả kháng đã được quy định cụ thể tại Điều 15 NĐ số 189/CP về việc hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết tư vấn về “Hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

Để lại bình luận

0948 49 5885