GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT

bởi Apra Law

Theo dữ liệu thống kê trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, mỗi ngày có trên 500 doanh nghiệp thành lập mới mỗi ngày. Đây là sự khởi sắc cho nền kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp được thành lập mới, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tổn tại lại mãi trên thương trường mà có thất bại dẫn đến việc giải thể. Chính vì vậy, giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện việc rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên, việc giải thể doanh nghiệp làm phát sinh các quan hệ mới không chỉ trong nội bộ công ty giữa doanh nghiệp với lao động mà còn là quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác và các cơ quan quản lý nhà nước, để giải thể doanh nghiệp cần rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo. Vì vậy, trong bài viết dưới đây đội ngũ Luật sư tư vấn của công ty Luật TNHH Apra sẽ đưa ra một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp và những điều cần biết xoanh quanh vấn đề này.

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Căn cứ điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các trường hợp giải thể có thể chia thành hai trường hợp như sau

Thứ nhất, trường hợp giải thể tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc kết thúc thời hạn hoạt đông đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạnh.

Thứ hai, trường hợp giải thể bắt buộc: Khi các thành viên trong công ty chuyển nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại phần vốn góp, khiến công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện để giải thể doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp cũng cần có các điều kiện để doanh nghiệp đó được công nhận là một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Cũng vì vậy, tại khoản 2 điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014. khi muốn giải thể, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một số điều kiện:

Thứ nhất, bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.

Thứ hai, doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại.

Trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán) thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định hồ sơ giải thể doanh nghiệp 

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thứ nhất, đối với trường hợp giải thể tự nguyện:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể

Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. 

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Khoản 2 và Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định 

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 203 Luật Doanh nghiệp năm 2014 

 Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Khoản 8 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định

Thứ hai, đối với trường hợp giải thể bắt buộc:

Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành.

Bước 2: Ra quyết định giải thể và gửi quyết định này đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và công khai quyết định này

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể. 

Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ

Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp

Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật trình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết tư vấn về “Giải thể doanh nghiệp và một số điều cần biết” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

___________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành

phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

1 bình luận

dobry sklep 16/04/2024 - 6:35 sáng

Wow, wonderful blog layout! How lengthy have you been running a blog for?
you made blogging glance easy. The total look of your website is fantastic, as smartly as the content material!
You can see similar here najlepszy sklep

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885