SO SÁNH GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

bởi Apra Law

Theo dữ liệu thống kê trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, mỗi ngày có trên 500 doanh nghiệp thành lập mới mỗi ngày. Đây là sự khởi sắc cho nền kinh tế nước ta hiện nay. Bên cạnh những doanh nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tổn tại lại mãi trên thương trường mà có thất bại dẫn đến việc giải thể hoặc phá sản. Tuy nhiên, đây là hai vấn đề gây nhầm lẫn ở rất nhiều khía cạnh của vấn đề, vậy có gì giống và khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp. Sau đây, trong bài viết này đội ngũ Luật sư tư vấn của công ty Luật TNHH Apra sẽ đưa ra một vài so sánh về vấn đề này.

Giống nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp.

Thứ nhất, giải thể và phá sản đều là hai hình thức xảy ra khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai, khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh nghiệp đều buộc phải thực hiện, giải quyết các nghĩa về tài chính với các bên có liên quan.

Khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp.

Thứ nhất, nguyên nhân giải thể và phá sản doanh nghiệp.

Căn cứ điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các trường hợp giải thể có thể chia thành hai trường hợp là tự nguyện giải thể và bắt buộc giải thể. 

Trong khi đó, phá sản doanh nghiệp chỉ có một lý do duy nhất đó là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Thứ hai, tính chất của việc giải thể và phá sản doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính và được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 

Còn thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp và được thực hiện theo quy định Luật Phá sản 2014.

Thứ ba, chủ thể quyết định.

Quyết định giải thế doanh nghiệp được theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc kết thúc thời hạn hoạt đông đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạnh. 

Bên cạnh đó, sau khi doanh nghiệp hoàn thành các trình tự, thủ tục đầy đủ và hợp pháp về việc phá sản doanh nghiệp thì phá sản doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đó là Tòa án.

Thứ tư, điều kiện giải thể và phá sản doanh nghiệp.

Đầu tiên, điều kiện để giải thể doanh nghiệp căn cứ khoản 2 điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014, đó là bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn; doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại. 

Tuy nhiên, đối với phá sản doanh nghiệp thì bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp không phải là điều kiện bắt buộc. Các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự quy định tại điều 54 Luật Phá sản 2014 trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ; phần nợ còn thiếu thì các chủ nợ phải chịu rủi ro. Như vậy, doanh nghiệp bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ.

Thứ năm, hậu quả pháp lý của giải thể và phá sản doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp. 

Thế nhưng, phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, không phải trường hợp mở thủ tục phá sản nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, phải chấm dứt hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp còn có thể có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh.

Thứ sáu, hậu quả pháp lý đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp

Pháp luật hiện hành cho thấy đối với giải thể không đặt ra chế tài hạn chế quyền tự do kinh doanh của người quản lý, điều hành. 

Nhưng đối với phá sản thì nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành, như: Điều 130 Luật Phá sản năm 2014 quy định về việc:  “Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.”

Trên đây là bài viết tư vấn về “So sánh giải thể và phá sản doanh nghiệp” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_____________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành

phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

1 bình luận

sklep online 16/04/2024 - 6:14 sáng

Wow, superb blog layout! How lengthy have you been running a blog for?
you made running a blog glance easy. The entire glance of your web site is great, as neatly as the
content material! You can see similar here sklep online

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885