CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

bởi Apra Law

Chứng minh là hoạt động tố tụng dân sự cơ bản của các chủ thể tố tụng. Kết quả giải quyết các vụ việc dân sự phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động chứng minh. Chứng minh trước hết có ý nghĩa xác định, làm rõ được các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự. Xét cả dưới góc độ lí luận và thực tiễn thì chứng minh vẫn là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. 

Thông qua hoạt động chứng minh, thẩm phán, hội thẩm nhân dân biết rõ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết. Trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh trước hết thuộc về đương sự. Mỗi bên đương sự khi tham gia tố tụng đều cần phải chứng minh tất cả các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu của người khác. Đối với đương sự, chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các đương sự làm rõ được cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thuyết phục tòa án bảo vệ. Trong mối tương quan giữa các đương sự thì nguyên đơn phải chứng minh trước. Nguyên đơn phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lí để chứng minh, trên cơ sở đó quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn được xác lập. Bị đơn phản đối lại yêu cầu của nguyên đơn thì phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lí làm cơ sở cho sự phản đối của mình. 

Đối với viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Khi thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị thì việc kiểm sát có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của mình có căn cứ và hợp pháp. 

Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia tố tụng có nghĩa vụ chứng minh nhưng tòa án có nghĩa vụ chứng minh không? Về nguyên tắc, tòa án không có nghĩa vụ chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện đương sự đưa ra làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự. Nhưng để giải quyết đúng vụ việc dân sự thì tòa án vẫn phải xác định xem vụ việc dân sự phải chứng minh làm rõ. Trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc không đủ làm rõ được sự việc thì tòa án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ…thì Tòa án phải tiến hành các biện pháp xác minh thu thập chứng cứ.

Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, pháp luật quy định những phương tiện chứng minh cụ thể mà các chủ thể chứng minh được sử dụng. Các chủ thể chứng minh chỉ được sử dụng các phương tiện chứng minh do pháp luật quy định mà không thể sử dụng bất kì phương tiện chứng minh do pháp luật quy định mà không thể sử dụng bất kì phương tiện nào khác để chứng minh. Đồng thời đối với mỗi phương tiện cụ thể cũng chỉ được sử dụng để chứng minh khi đáp ứng được những điều kiện nhất định do pháp luật quy định. 

Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự

  • Cung cấp chứng cứ 

Cung cấp chứng cứ là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa lại cho tòa án, viện kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự, các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện hoặc đang quản lí, lưu giữ chứng cứ có nghĩa vụ cung cấp cho tòa án. Ngoài ra, họ cũng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho viện kiểm sát khi viện kiểm sát yêu cầu. Để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự đúng hạn, pháp luật quy định thẩm phán có quyền ấn định cho đương sự một thời hạn không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự để họ cung cấp chứng cứ. 

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp chứng cứ mà tòa án đã yêu cầu cung cấp nhưng đương sự không cung cấp được vì có lí do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lí do của việc chậm cung cấp chứng cứ đó. Đối với những chứng cứ mà trước đó tòa án không yêu cầu đương sự cung cấp hoặc đương sự không thể biết trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền cung cấp tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự. 

 Khi cung cấp chứng cứ, tài liệu cho tòa án thì đương sự phải sao gửi chứng cứ, tài liệu đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

  • Thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự, đương sự có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu nên đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập các chứng cứ để cung cấp cho tòa án. Khi thấy chưa đủ chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ việc dân sự, thì tòa án xác định các chứng cứ, tài liệu cần thu thập và yêu cầu các đương sự cung cấp. 

Đối với các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 1 điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để thu thập chứng cứ, bao gồm: Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử; thu thập vật chứng; xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý; yêu cầu tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định pháp luật. …

Đối với tòa án, được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 2 điều 97 để tiến hành thu thập chứng cứ, bao gồm: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; trưng cầu giám định; định giá tài sản; xem xét, thẩm định tại chỗ; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự..

Đối với viện kiểm sát, trong trường hợp thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cũng có quyền thu thập chứng cứ. Các biện pháp viện kiểm sát sử dụng để thu thập chứng cứ được giới hạn trong phạm vi biện pháp yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. 

  • Nghiên cứu chứng cứ

Nghiên cứu chứng cứ là kiểm tra, xem xét nhằm tìm hiểu chứng cứ. Trong các hoạt động chứng minh thì nghiên cứu là hoạt động tiền đề, cơ sở cho hoạt động đánh giá chứng cứ, để nhận thức được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thì các chủ thể tố tụng đều phải nghiên cứu chứng cứ. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ được quy định bởi pháp luật và căn cứ vào thuộc tính của chứng cứ. Để thực hiện việc nghiên cứu chứng cứ có hiệu quả, tất cả tài liệu, vật chứng chứa đựng thông tin về vụ việc dân sự đều phải được kiểm tra, xem xét. 

  • Đánh giá chứng cứ

Đánh giá chứng cứ là nhận định giá trị chứng minh của chứng cứ. Trên cơ sở kết quả của đánh giá chứng cứ, tòa án sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. 

Các chủ thể chứng minh đều có quyền đánh giá chứng cứ. Nhưng trong đó, việc đánh giá chứng cứ của tòa án là quan trọng nhất vì tòa án là chủ thể có quyền sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Quá trình đánh giá các chứng cứ phải thực hiện đánh giá riêng từng chứng cứ một, sau đó đánh giá chứng cứ trong mối liên quan với các chứng cứ khác và thông qua đánh giá chứng cứ để khẳng định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp và giá trị chứng minh của từng chứng cứ một. Chứng cứ sau khi được đánh giá thì được công bố công khai và sử dụng, trừ chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì không được công bố công khai. 

Trên đây là bài viết về “Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng thắc mắc hoặc có ý kiến về các vấn đề nêu trong bài viết và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

3 bình luận

Rastrear Teléfono Celular 08/02/2024 - 9:27 chiều

Ahora, la tecnología de posicionamiento se ha utilizado ampliamente. Muchos automóviles y teléfonos móviles tienen funciones de posicionamiento, y también hay muchas aplicaciones de posicionamiento. Cuando se pierde su teléfono, puede utilizar estas herramientas para iniciar rápidamente solicitudes de seguimiento de ubicación. ¿Entiende cómo ubicar la ubicación del teléfono, cómo ubicar el teléfono después de que se pierde?

Phản hồi
Rastrear Teléfono Celular 12/02/2024 - 3:47 sáng

MyCellSpy es una poderosa aplicación para el monitoreo remoto en tiempo real de teléfonos Android.

Phản hồi
ecommerce 16/04/2024 - 10:17 sáng

Wow, fantastic blog layout! How lengthy have you ever been blogging for?
you made running a blog look easy. The whole look of your website is excellent,
let alone the content material! You can see similar here sklep online

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885