NGUYÊN TẮC TÒA ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHỐI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC D N SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG

bởi Apra Law

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án, rất khó tránh được tình trạng có những vụ việc mà không có điều luật nào điều chỉnh vụ việc đó. Để tạo ra cơ chế pháp lý đầy đủ cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án và bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (“BLTTDS”) đã quy định về nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng. 

Điều kiện Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS

Khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015 quy định VVDS chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Như vậy, Tòa án chỉ có trách nhiệm thụ lý vụ việc dân sự nếu vụ việc dân sự đó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau đây : 

Một là, quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự; 

Hai là, vụ việc được yêu cầu giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục TTDS, tức là vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác hoặc không được giải quyết ở Tòa án theo thủ tục khác như thủ tục tố tụng hành chính, thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tuyên bố phá sản;

Ba là, quan hệ được yêu cầu giải quyết chưa có điều luật áp dụng.

Ví dụ, trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam chưa có chế định ly thân, nhưng ly thân vẫn thuộc phạm điều chỉnh của PLDS nên Tòa án không được từ chối giải quyết về yêu cầu ly thân của đương sự. 

Nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng

Theo Điều 45 BLTTDS, việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo thứ tự sau: (1) Áp dụng tập quán; (2) Áp dụng tương tự pháp luật; (3) Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.

Thứ nhất, áp dụng tập quán

Theo quy định tại Điều 5 BLDS 2015 thì tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. Pháp luật coi tập quán là loại nguồn thứ hai ngay sau pháp luật là rất phù hợp với thực tiễn và truyền thống của Việt Nam. Việc áp dụng tập quán phù hợp với thực tế đời sống của cộng đồng dân cư để giải quyết tranh chấp của Tòa án sẽ mang tính thuyết phục cao, được người dân đồng thuận, chấp nhận và tự giác thực hiện,  tạo hiệu quả tích cực với bản án, quyết định của Tòa án. không phải trong mọi trường hợp nếu pháp luật chưa quy định và các bên không thỏa thuận được thì đều áp dụng tập quán để giải quyết. Tập quán chỉ được áp dụng khi có đủ điều kiện luật định: (i) Những vụ việc đang được giải quyết thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự; (ii) Tập quán được áp dụng khi giữa các bên không có thỏa thuận và chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ pháp luật này; (iii) Có tập quán áp dụng để giải quyết VVDS và tập quán đó không trái với nguyên tắc được quy định trong BLDS (Điều 45 BLTTDS).

Thứ hai, áp dụng tương tự pháp luật 

Các chủ thể có thẩm quyền áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết VVDS trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, hệ thống pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng. 

Điều kiện áp dụng tương tự pháp luật:  Một là, những vụ việc đang được xem xét cần giải quyết phải thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự; Hai là, tại thời điểm giải quyết vụ việc các bên không có thoả thuận, trong hệ thống pháp luật chưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc đó và cũng không có tập quán nào để áp dụng; Ba là, có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy. 

Thứ ba, áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, cốt lõi, định hướng xuyên suốt nội dung, hình thức pháp luật, toàn bộ thực tiễn pháp luật, hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Do vậy, nhà làm luật cũng coi đây là một biện pháp để giải quyết các vụ việc trong trường hợp các quy phạm pháp luật dân sự giải quyết vụ việc đó chưa được xây dựng.

Án lệ: Điều 1 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ định nghĩa: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Về điều kiện áp dụng án lệ: Một là, án lệ được áp dụng phải là những án lệ được lựa chọn, công bố theo đúng trình tự thủ tục và thẩm quyền được quy định; Hai là, việc áp dụng án lệ trong xét xử phải thực hiện theo đúng nguyên tắc mà pháp luật quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP; Ba là, án lệ chỉ được áp dụng chỉ khi không thể áp dụng được tập quán, tương tự pháp luật cũng như các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Áp dụng lẽ công bằng là một giải pháp giải quyết tranh chấp dân sự trong trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 BLDS năm 2015. Theo quy định tại Điều 45, BLTTDS 2015: “Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó”. Pháp luật quy định áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết các VVDS là mở rộng thẩm quyền của tòa án và nâng cao trách nhiệm, vai trò của Tòa án nhân dân các cấp.

Điều kiện áp dụng lẽ công bằng: Một là, vụ việc đang được xem xét giải quyết thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự; Hai là, các bên tranh chấp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, pháp luật không có quy định, không có tập quán, không có quy định để áp dụng tương tự, không có án lệ; Ba là, áp dụng lẽ công bằng căn cứ vào từng tranh chấp riêng biệt, thậm chí những tranh chấp cùng loại thì việc áp dụng lẽ công bằng cũng không như nhau. 

Chế tài đối với Thẩm phán vi phạm nguyên tắc giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng.

Quy định Tòa án không được từ chối thụ lý giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng là nguyên tắc, là tư tưởng pháp lý cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự, việc vi phạm nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thực thi công lý. Ở Việt Nam, thẩm phán vi phạm nguyên tắc này sẽ bị xử lý kỷ luật. Theo Điều 9 và Điều 10 của Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân quy định, thẩm phán sẽ bị kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi: “Trả lại đơn khởi kiện không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của TAND”. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm, thẩm phán có thể bị tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao trong 30 ngày. 

Trên đây là bài viết về “Nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline : 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

3 bình luận

Rastrear Celular 09/02/2024 - 12:57 sáng

Como faço para saber com quem meu marido ou esposa está conversando no WhatsApp, então você já está procurando a melhor solução. Escolher um telefone é muito mais fácil do que você imagina. A primeira coisa a fazer para instalar um aplicativo espião em seu telefone é obter o telefone de destino.

Phản hồi
Rastrear Celular 12/02/2024 - 6:55 sáng

Existe uma maneira melhor de localizar rapidamente um telefone celular sem ser descoberto por ele?

Phản hồi
sklep 16/04/2024 - 4:14 sáng

Wow, fantastic weblog structure! How lengthy have
you been running a blog for? you made running a blog glance easy.
The total look of your site is great, as smartly as the
content material! You can see similar here sklep internetowy

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885