VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

bởi Apra Law

Cá nhân là chủ thể phổ biến tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Khi xem xét tư cách chủ thể của cá nhân thì điều kiện cần và đủ là cá nhân phải có đủ năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Ở những mức độ năng lực chủ thể khác nhau, cá nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với những tư cách khác nhau, đồng thời việc hướng những quyền và thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định cũng khác nhau. Do vậy, mọi giao dịch dân sự cũng như quản lý tài sản của cá nhân mất năng lực hành vi dân sự đều không vô hiệu và không được xác lập. Theo đó, Pháp luật dân sự đặt ra các quy định cụ thể để bảo vệ quyền quyền lợi của người mất năng lực hành vi dân sự, tạo điều kiện cho người mất năng lực hành vi dân sự có cuộc sống ổn định. 

Xác lập một người mất năng lực hành vi dân sự

Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Như vậy, xác định một người bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự phải đảm bảo các điều kiện sau: 

Thứ nhất, người đó mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. 

Thứ hai, có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan hoặc hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự. Yêu cầu này được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Về nguyên tắc, Tòa án xem xét, giải quyết việc dân sự dựa trên cơ sở đơn yêu cầu của đương sự.

Thứ ba, có kết luận của tổ chức giám định pháp ý tâm thần về việc người được yêu cầu tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Khi có yêu cầu, Toà án sẽ phối hợp với cơ quan y tế thực hiện giám định pháp y tâm thần và quyết định của Toà án khi tuyên một người bị mất năng lực hành vi dân sự phải dựa trên kết quả giám định đó.

Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự

Khi một cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự mà bắt buộc phải được thực hiện bởi người giám hộ hợp pháp. Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015, người giám hộ đương nhiên được xác định bao gồm:

Một là, người giám hộ là vợ/chồng trong trường hợp chồng/vợ là người mất năng lực hành vi dân sự.

Hai là trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

Ba là, người giám hộ là cha, mẹ trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ. 

Ngoài người giám hộ đương nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cử hoặc Tòa án chỉ định cá nhân, pháp nhân là người giám hộ thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mất năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế, khi yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự tại Tòa án, những người giám hộ đương nhiên có thể thỏa thuận về người giám hộ và yêu cầu Tòa án chỉ định người giám hộ theo thỏa thuận này. Tòa án sẽ ghi nhận việc chỉ định người giám hộ theo thỏa thuận vào trong quyết định nếu xét thấy người này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về người giám hộ. 

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người mất năng lực hành vi dân sự cũng như tránh trường hợp người giám hộ lợi dụng việc người mất năng lực hành vi dân sự không nhận thức, quản lý được tài sản của mình mà thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nên các giao dịch dân sự về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện vì lợi ích của người đó và cần có sự đồng ý của người giám sát. 

Quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự. Để chăm sóc, chi dùng những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ, người giám hộ được quyền thiết lập các giao dịch dân sự bằng việc sử dụng tài sản của người được giám hộ. 

Tuy nhiên, đối với tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự, người giám hộ không được đem tài sản thực hiện tặng cho, chuyển nhượng cho ngời khác. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người mất năng lực hành vi dân sự được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ;

Như vậy, mỗi người sống trong xã hội cần tôn trọng những nguyên tắc chung cũng như những giá trị vật chất và tinh thần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ cho từng chủ thể nhất định. Quy định pháp luật về việc quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự có ý nghĩa về mặt pháp lý cũng như ý nghĩa xã hội quan trọng, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác liên quan, hạn chế những rủi ro nhất định trong việc thiết lập giao dịch dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự. 

Trên đây là bài viết tư vấn về “Vấn đề quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự” của Công ty Luật TNHH Apra. Quý khách hàng còn thắc mắc về các vấn đề nêu trên và cần được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

_________________________________

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH APRA

Địa chỉ: Tầng 7, số 57 Trần Quốc Toản, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Email: info@apra.vn

Hotline: 024.23486234 – 0948495885

Có thể bạn quan tâm

2 bình luận

Phone Tracker Free 08/02/2024 - 7:38 chiều

You can use parent management software to guide and supervise children’s behavior on the Internet. With the help of the following 10 smartest parent management software, you can track your child’s call history, browsing history, dangerous content access, apps they install, etc.

Phản hồi
Track phone 11/02/2024 - 2:22 sáng

Mobile Phone Monitoring App – hidden tracking app that secretly records location, SMS, call audio, WhatsApp, Facebook, Viber, camera, internet activity. Monitor everything that happens in mobile phone, and track phone anytime, anywhere. https://www.mycellspy.com/

Phản hồi

Để lại bình luận

0948 49 5885